Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

PHONG THỦY CHO CỬA ĐI,CỬA SỔ



Cửa sổ là con mắt của ngôi nhà. Đối với một ngôi nhà, cửa sổ được coi là linh hồn, đón sinh khí cho gia đình và là một phần tất yếu tạo nên sự lịch lãm,cũng như phong cách kiến trúc của ngôi nhà đó. Khi thiết kế cửa cho ngôi nhà, để đảm bảo cả ba yếu tố Công năng, thẫm mỹ và phong thủy thì thật khó, thường thì nếu được cái này thì mất cái kia.Thế nhưng cha ông ta hay có câu,còn nước còn tát,bạn hãy tham khảo bài viết sau để biết hơn khi có ý định thiết kế hay lắp đặt cửa nhé.

Đảm bảo yếu tố âm dương hòa hợp – đón nguồn sáng vào nhà                  
Nhà có quá ít cửa sổ hoặc cửa sổ thường xuyên đóng và dùng rèm che suốt ngày sẽ dẫn đến âm khí nặng. Có những ngôi nhà khi bước vào ta có cảm giác có tà khí vây quanh bởi sự thiếu ánh sáng bao trùm căn nhà đó hoặc quá nhiều ánh sáng cho ta cảm giác sát khí nặng nề (môi trường sinh sống không tốt). Có người cho rằng, nhà có nhiều âm khí (nước) là nhà tụ tài, chiêu tài song ít ai biết rằng, âm khí là con dao hai lưỡi: âm khí quá nặng, lý khí mất cân bằng, nảy sinh bệnh tật, người trong nhà hay mắc chứng bệnh về ảo giác, quỷ quái, hô hấp.


Ngược lại, ánh sáng vào nhà quá nhiều do nhiều cửa sổ hay diện tích cửa quá rộng, thiết kế ngôi nhà đã phạm vào dương kháng (dương quá mạnh) trong phong thủy dẫn đến phát sinh các bệnh về lông, tóc.
Âm thịnh hay dương kháng đều không tốt dẫn đến bệnh tật cho người trong gia đình hay bất hòa giữa con cái và bố mẹ… nên khi thiết kế nhà cửa, gia chủ cần nhờ các kiến trúc sư tư vấn kỹ về số lượng, hướng cửa, màu sắc… để tạo nên không gian rộng, thoáng, âm dương hòa hợp.
Đối với những ngôi nhà kiến trúc cũ, hay đã thiết kế sẵn mà phạm phải những điều cấm kỵ hay phạm luật âm dương, có có những biên pháp khắc phục như sử dụng rèm che, hoặc những chỉnh sửa nhỏ cần thiết.
Vị trí cho cửa đi và cửa sổ
Miệng dẫn khí (khí khẩu) của ngôi nhà là bộ cửa chính, là cổng vào và cửa phòng (nói chung là các cửa đi). Khi xây cất, trang trí nhà thì vị trí và kích thước cửa đi cũng được quan tâm nhiều hơn. Thế nhưng các cửa sổ lại giữ vai trò chủ đạo trong thông thoáng, điều dẫn dương quang (ánh sáng mặt trời ) và gia giảm luồng khí, đặc biệt khi cửa đi phải đóng kín vì an ninh.


Không ít gia chủ đã từng băn khoăn về số lượng, tỷ lệ và kích thước cửa đi với cửa sổ thế nào cho phù hợp. Khoa học phong thuỷ xưa nay không quy định bắt buộc về số lượng cửa trong mỗi ngôi nhà, mỗi gian phòng. Điều cốt yếu là sự tương quan giữa cửa sổ – cửa đi với toàn thể không gian sử dụng. Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà có nhiều cửa sổ hay cả mảng kính mở rộng thì hướng ngoại hơn, có xu hướng thu hút hơn, phù hợp làm cửa hàng, văn phòng kinh doanh, nơi tập trung đông người. Do đó, phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa sổ.

Theo nguyên lý âm – dương (tĩnh – động) của phong thuỷ, những chỗ cần giao tiếp và thay đổi thường xuyên (tính dương) thì nên có nhiều cửa sổ. Ví dụ như phòng khách, chỗ bán hàng, phòng ăn (có thể khuất tầm nhìn từ ngoài vào nhưng phải hướng ra thiên nhiên). Còn đối với không gian cần tĩnh lặng (tính âm) như phòng ngủ, phòng làm việc thì chỉ nên bố trí cửa sổ vừa đủ kèm theo khả năng che chắn bớt ánh sáng và tránh gió lùa.

Làm cửa sổ để mở ra, nó như đôi mắt không thể nhắm suốt, do đó cách mở cửa sổ rất quan trọng, cần lưu tâm ba vấn đề chính. Thứ nhất, cửa sổ nên mở về hướng có gió tốt như gió Nam, Đông Nam, Tây Nam và ánh sáng ổn định (hướng Bắc) nhất là đối với không gian làm việc, bàn viết và học tập. Có khi hướng cửa chính của nhà là Tây nhưng cửa sổ có thể mở được ở Bắc – Nam thì phải tận dụng. Thứ hai, cửa sổ mở ra cần thu được tầm nhìn – cảnh quan đẹp cho người sử dụng bên trong đồng thời lại tránh được người từ bên ngoài nhìn vào nội thất của mình.


Do đó theo phong thuỷ, không nên mở cửa sổ ngay trên đầu giường, hoặc kê giường sát cửa sổ mở rộng. Tốt nhất là giường bố trí chếch góc so với hệ thống cửa đi– cửa sổ vừa thuận lợi cho bố trí đồ đạc, vừa tránh hung khí tác động vào giường ngủ. Thứ ba, khi cửa đi phải đóng thì cửa sổ chính là miệng đối lưu không khí hữu hiệu, vì thế nên chú ý bổ sung cho nhà hệ thống cửa sổ trên cao, cửa sổ trời hay cửa sổ mái (thiên song). Các loại cửa này có ưu điểm là dẫn truyền luồng khí trên cao tránh khí quẩn tù đọng trong nhà, giảm bớt tầm nhìn từ ngoài vào, và lấy ánh sáng trên cao xuống các không gian sâu bên trong nhà mà cửa sổ ngang không đáp ứng được.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét